ĐI ĐẾN ĐỨC BẰNG NHIỀU CON ĐƯỜNG KHÁC NHAU?

Trong thời gian qua, qua thông tin mà những học viên của chúng tôi nhận được cũng như “rao hàng” trên mạng, chúng tôi được biết, có những lời “chào mời” dịch vụ sang Đức bằng nhiều hình thức rất vô lý, trong đó có hai “dịch vụ” sau đây:

– Đi bằng đường du lịch sang Ba Lan, “làm giấy tờ Ba Lan” rồi sang Đức
– Đi bằng hợp đồng lao động được ký kết với một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại Đức.

Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn sự vô lý và không khả thi của hai hình thức nêu trên:

A. Du lịch sang Ba Lan, “làm giấy tờ Ba Lan” rồi sang Đức:

Khi sử dụng dịch vụ này, các bạn sẽ được đưa sang Ba Lan. Tại đó sẽ có những công ty của Ba Lan cộng tác với đường dây dịch vụ hay những công ty của người Việt tại đó ký hợp đồng lao động “khống” với các bạn để có điều kiện xin Giấy phép cư trú dài hạn (sau đây gọi tắt là “GPCT”) và các bạn nhận được cam đoan rằng, với GPCT này, các bạn có thể sang Đức để sinh sống và làm việc.

Điều này hoàn toàn sai vì:

Ba Lan nằm trong nhóm 10 nước gia nhập khối EU sau cùng (cùng với CH Tiệp, CH Khắc, Hungary, v.v…, gọi chung là Beitrittsländer) nên còn bị nhiều giới hạn. Công dân các quốc gia này chỉ có quyền sang Đức với mục đích du lịch chứ chưa được hưởng quyền tự do đi lại sinh sống (Freizügigkeit) như những công dân EU còn lại. Là người nước ngoài có quyền cư trú dài hạn ở Ba Lan, quyền lợi của các bạn ở Đức còn bị giới hạn thêm rất nhiều. Các bạn chỉ có quyền sang Đức (không cần visa) với thời hạn tối đa 90 ngày trong mỗi 180 ngày cho mục đích du lịch, và hoàn toàn không có quyền lao động trên toàn Liên bang Đức.

Nếu bị bắt khi đang làm việc tại Đức, các bạn có nguy cơ bị truy tố hình sự với các tội danh sau đây:
– Nhập cảnh bất hợp pháp:
Việc miễn visa vào Đức (do có GPCT của Ba Lan) chỉ dành cho những người nhập cảnh với mục đích du lịch. Muốn đến để làm việc thì các bạn phải nhập cảnh bằng một visa phù hợp. Không có visa này, tức là các bạn đã nhập cảnh bất hợp pháp.
– Cư trú bất hợp pháp:
Tương tự như trên, việc cư trú dài hạn tại Đức với mục đích lao động phải có giấy phép cư trú dài hạn tương ứng. Không có “giấy phép cư trú dài hạn với mục đích lao động” này, nghĩa là các bạn đang cư trú bất hợp pháp.
– Lao động bất hợp pháp:
Về nguyên tắc, người mang quốc tịch nước ngoài lao động trên lãnh thổ Đức cần phải có giấy phép lao động do Sở lao động cấp (ngoại trừ một số trường hợp sẽ được giải thích trong phần B dưới đây). Không có giấy phép lao động phù hợp, nghĩa là các bạn đang lao động bất hợp pháp.

Ba tội danh nêu trên đều là tội hình sự chiếu theo luật pháp Đức. Bị truy tố với các tội danh này, các bạn sẽ bị trục xuất ngay và con đường trở lại Đức (hay thậm chí EU) coi như đã bị bịt kín với các bạn.

B. Đi bằng hợp đồng lao động được ký kết với một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại Đức:

Như đã nêu bên trên, người mang quốc tịch nước ngoài lao động trên lãnh thổ Đức cần phải có giấy phép lao động do Sở lao động cấp, ngoại trừ những người nước ngoài đã có quyền định cư tại Đức. Giấy phép lao động này được cấp cho một công việc cụ thể ở một doanh nghiệp cụ thể. Khi muốn thay đổi chõ làm việc, phải xin lại một giấy phép lao động khác.

Công dân Đức, công dân EU (trừ công dân của các quốc gia Beitrittsländer) và người nước ngoài định cư tại Đức (thường trú nhân) không cần có giấy phép lao động (riêng thường trú nhân phải có trên giấy phép cư trú dòng chữ “Erwerbstätigkeit gestattet”). Những người này được gọi chung là “người lao động được ưu tiên” (bevorzugte Arbeitnehmer).

Khi một doanh nghiệp tại Đức muốn tuyển nhân sự, họ được tự do tuyển trong nhóm “người lao động được ưu tiên mà không cần thôn”g qua Sở Lao động. Nếu muốn tuyển nhân công nước ngoài (tức là những người cần có giấy phép lao động để làm việc tại Đức), doanh nghiệp cần phải qua những bước sau:

– Thông báo cho Sở Lao động về vị trí muốn tuyển với tất cả những thông tin liên quan (yêu cầu của nhà tuyển dụng, mức lương, các điều kiện làm việc, v.v…).

– Nhận phỏng vấn tất cả những ứng viên thuộc nhóm “người lao động được ưu tiên” đang thất nghiệp do Sở Lao động gửi đến.

– Chứng minh được cho Sở Lao động rằng tất cả những ứng viên này hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu hay nhu cầu của doanh nghiệp nên phải tuyển dụng ứng viên người nước ngoài theo mong muốn.

– Ứng viên người nước ngoài phải chứng minh được với Sở lao động, mình có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đủ và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng đã đăng.

– Doanh nghiệp phải chứng minh được với Sở lao động, nhất định phải tuyển dụng người này vì điều đó ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến doanh số cả doanh nghiệp.

– Hợp đồng lao động phải được ký kết với một mức lương “hợp lý” theo quy định của luật pháp và đủ cho nhu cầu sinh sống của người ứng tuyển và gia đình (nếu có).

Và nước Đức tuyệt đối không chấp nhận cho người nước ngoài vào làm công việc lao động phổ thông, ngoại trừ nông dân được thuê nhân công ngắn hạn để phụ thu hoạch mỗi vụ mùa từ Ba Lan.

Vì vậy, theo những thông tin nêu trên, các bạn rất khó lòng xin được giấy phép lao động, dù cho các bạn có được hợp đồng lao động với một doanh nghiệp trên nước Đức.

Tóm lại,
vì những lý do đã nêu, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở tin rằng những lời “chào mời” hiện nay trên mạng và trên thị trường là có yếu tố lừa đảo. Khi sang đến Đức, các bạn hoàn toàn bị bỏ rơi, không có bất kỳ sự chăm sóc nào, và dĩ nhiên sẽ không có giấy tờ tùy thân hợp lệ, không có chỗ ở và nhất là không có bất cứ sự bảo vệ nào để khỏi bị trục xuất khi cảnh sát phát hiện.

Để sang Đức một cách hợp pháp và thuận tiện, có cơ hội định cư vĩnh viễn và nhập tịch, các bạn nên tham gia chương trình “Đào tạo nghề tại CHLB Đức”. Đến với chúng tôi, các bạn sẽ được cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết, qua các tư vấn viên đã sống hơn 20 năm tại Đức và hơn 15 năm kinh nghiệm trong các vấn đề về di trú và lao động của người nước ngoài tại Đức.

Hallo Deutschland:
https://www.facebook.com/Gruppenunterrichte

Du học nghề Việt – Đức:
https://www.facebook.com/Du-học-nghề-Việt-Đức-1195419620717 …

…………………………………………………………………
VIETDUC Co., Ltd.
Add. in Viet Nam:
857 Ngo Quyen, Son Tra, Da Nang
Tel: +84 236 – 3987 025
Hotline: +84 902 634 911
Add. in Germany:
Wilhelmstrasse 62 – 65183 Wiesbaden
Tel: +49 152 – 1042 3936 (Mr. Quang)
Email: info@vietductrade.com