AU – PAIR CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI GIẤC MƠ ĐỨC…

Một số thông tin dành cho các bạn đang quan tâm đến chương trình du học tại Đức theo con đường Au – Pair.

Bài viết này, Việt Đức sẽ mang lại cho các bạn và phụ huynh đang quan tâm không chỉ chương trình Au – pair mà là cả một tương lai cho việc học tập – làm việc  – sinh sống lâu dài tại CHLB Đức đang rộng mở.

Theo đây là những thông tin chính thống của Sở Lao động Liên bang về thị trường lao động tại Đức đối với ngành Au – Pair.

I. Công việc của một Au – pair là gì?

Những công việc hàng ngày của một Au-pair rất khác nhau. Chúng phụ thuộc vào đặc trưng và lối sống của gia đình đón nhận người Au-pair.

Nhìn chung, công việc hàng ngày của một Au-pair bao gồm:

  • Thực hiện những công việc nội trợ nhẹ nhàng, tức là giúp đỡ dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, cũng như giặt và ủi quần áo
  • Chuẩn bị bữa sáng và các bữa ăn đơn giản
  • Chăm sóc những đứa trẻ nhỏ, có nghĩa là trông chừng chúng, đưa đến trường học hay mẫu giáo và đón về, đưa đi tham gia những buổi sinh hoạt nhất định nào đó, đi dạo hay chơi đùa với chúng
  • Giữ gìn nhà của và chăm sóc thú nuôi.

Việc chăm sóc người già và người bệnh không thuộc về những công việc của một Au-pair (Chăm sóc những thành viên trong gia đình có nhu cầu chăm sóc)

II.   Những quyền lợi và trách nhiệm:

“Hiệp định Âu châu về việc sử dụng Au-pair” bao gồm các quy định khung về những điều kiện đời sống và lao động, về lớp học tiếng, về an sinh xã hội cũng như về những quyền lợi và trách nhiệm của gia đình đón nhận và của người Au-pair. Mặc dù hiệp định này chưa được CHLB Đức phê chuẩn, tuy nhiên nhìn chung vẫn được thực hiện theo đó. Thêm vào đó là một số điều nhất định, vì ở Đức quan hệ Au-pair cũng đã được biết đến từ nhiều năm nay:

·      Thời gian của quan hệ Au-pair:

Quan hệ Au-pair phải kéo dài ít nhất 6 tháng và có thể kéo dài tối đa 1 năm. Việc tái sử dụng làm Au-pair sẽ không thể được, ngay cả khi thời gian tối đa 1 năm chưa được sử dụng hết.

·      Làm việc và nghỉ ngơi:

Những công việc nội trợ (bao gồm trông trẻ) không được chiếm dụng thời gian của người Au-pair quá 6 giờ mỗi ngày và 30 giờ mỗi tuần. Nếu độ dài thời gian này phải bị vượt quá nhân một dịp đặc biệt nào đó thì điều này phải được thỏa thuận từ trước. Những giờ làm thêm phải được bù lại bằng thời gian.

Gia đình nhận Au-pair có quyền đòi hỏi người Au-pair hoàn tất công việc được giao trong một thời gian hợp lý. Việc hoàn tất những công việc riêng (ví dụ như dọn dẹp và làm vệ sinh phòng riêng) không được tính là thời gian làm việc nội trợ.

Việc phân chia thời gian công việc nội trợ phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt và nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên có thể chờ đợi một sự đều đặn nhất định trong thời thời gian biểu hàng ngày.

Người Au-pair phải có ít nhất một ngày nghỉ hoàn toàn mỗi tuần (không nhất định vào cuối tuần, nhưng ít nhất phải có một ngày chủ nhật nghỉ trong tháng). Ngoài ra phải bảo đảm co ít nhất 4 buổi tối tự do mỗi tuần.

·      Nghỉ phép:

Nếu người Au-pair được nhận vào gia đình cho một năm, người này có được 4 tuần nghỉ phép có thù lao. Nếu không, mỗi tháng tròn sẽ có 2 ngày nghỉ có thù lao.

Nếu chính gia đình đi nghỉ phép, thường họ sẽ dẫn theo người Au-pair. Trong trường hợp này, người Au-pair cũng phải đảm nhận những công việc và trách nhiệm nhất định (ví dụ trông trẻ, v.v…). Nhưng kỳ nghỉ phép gia đình chỉ được tính là nghỉ phép cho người Au-pair khi chỉ phải đảm nhiệm những công việc không đáng kể và không có bổn phận hiện diện. Nếu người Au-pair không đi cùng kỳ nghỉ với gia đình, người này không được phép làm việc trong một gia đình khác (láng giềng, họ hàng, v.v…).

·      Học tiếng:

Mỗi người Au-pair phải được tạo điều kiện tham gia lớp học tiếng Đức trong thời gian rảnh, cũng như tham dự những sự kiện có tính văn hóa. Chủ nhà có trách nhiệm đóng góp vào chi phí học tiếng 50 EUR/tháng. Những chi phí cho các sự kiện khác phải do người Au-pair tự đảm nhiệm.

·      Ăn ở:

Ăn ở phải do chủ nhà cung cấp miễn phí. Về nguyên tắc người Au-pair phải được một phòng riêng nằm trong nhà của gia đình chủ. Người này cùng ăn với gia đình và dùng cùng những món ăn như các thành viên của gia đình. Nếu muốn có những hình thức thực phẩm khác, điều này phải được nêu ra trong đơn ứng tuyển.

·      Tiền túi và chi phí du lịch:

Mục tiêu và mục đích của một quan hệ Au-pair là việc hoàn thiện những kiến thức về ngôn ngữ (hay là kinh nghiệm nghề nghiệp), cũng như mở rộng những kiến thức tổng quát về đất nước chủ nhà. Vì vậy, người Au-pair không được nhận lương theo ý nghĩa này, mà chỉ có cái được gọi là tiền túi. Hiện nay số tiền này là 260 EUR/tháng, không phụ thuộc vào độ dài của thời gian làm việc nhà. Những chi phí của chuyến đi đến và đi về thông thường là do người Au-pair tự đảm nhận.

·      Bảo hiểm y tế, tai nạn và thời gian mang thai:

Bảo hiểm phải được đóng cho người Au-pair cho trường hợp bệnh, mang thai và sinh đẻ cũng như tai nạn ở Đức. Tất cả các khoản tiền đóng bảo hiểm do gia đình chủ nhà đảm nhận.

·      Hủy bỏ mối quan hệ Au-pair:

Quan hệ Au-pair chấm dứt sau khi kết thúc thời hạn đã được thỏa thuận. Nếu không có thời hạn chấm dứt được thỏa thuận trước, quan hệ hợp đồng về nguyên tắc chỉ có thể được hủy bỏ (thanh lý hợp đồng) khi có sự đồng thuận song phương. Trong phần lớn các trường hợp, cả hai bên cùng thống nhất, việc Au-pair sẽ được giữ cho đến khi tìm được một gia đình chủ khác. Nếu có một lý do nghiêm trọng, quan hệ Au-pair có thể được chấm dứt ngay lập tức. Ngoài trường hợp này, dĩ nhiên vẫn có thể được phép chia tay trong những ngày đầu tiên của cuộc sống chung; theo kinh nghiệm, cú “sốc văn hóa” đầu tiên (ví dụ là do những thói quen sinh sống và ăn uống khác biệt) với thiện chí sẽ được vượt qua trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu việc chung sống hài hòa không còn có thể được nữa, công ty giới thiệu Au-pair phải được thông báo về điều này sớm nhất có thể. Đơn vị này sẽ cố gắng tìm hiểu tình hình khách quan nhất có thể và sẽ tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai bên.

III. Ứng tuyển, giới thiệu và sử dụng:

Tuổi tối thiểu cho công việc Au-pair là 18 tuổi, đối với những người Au-pair đến từ các quốc gia Liên Âu hay Vùng kinh tế châu Âu và Thụy Sỹ là 17 tuổi. Mốc tính ở đây là thời điểm bắt đầu sử dụng. Đối với những người vị thành niên cần phải có Giấy đồng ý của những người đại diện pháp luật. Kể cả những người Au-pair đã kết hôn cũng có thể được chấp thuận.

Người Au-pair được chờ đợi phải có kiến thức căn bản về tiếng Đức, đạt ít nhất trình độ A1 theo Khuôn khổ tham chiếu chung châu Âu.

Những ứng viên phải lập hồ sơ ứng tuyển của mình (Đơn ứng tuyển, sơ yếu lý lịch) một cách cẩn thận và chính xác bằng tiếng Đức và đính kèm một tấm ảnh hồ sơ rõ ràng (vui lòng dán vào sơ yếu lý lịch). Ngoài ra, rất nhiều công ty giới thiệu Au-pair còn đòi hỏi việc điền một bản câu hỏi. Tất cả các thông tin khai báo phải đúng sự thật.

Nếu giữa gia đình chủ nhà và người Au-pair có quan hệ họ hàng, việc sử dụng Au-pair sẽ không được chấp thuận.

Trong công việc môi giới, công ty giới thiệu Au-pair sẽ lưu tâm đến những việc giới thiệu giữa gia đình chủ nhà và ứng viên. Nhìn chung, việc cung cấp cho các gia đình có quan tâm ở CHLB Đức là rất lớn.

Đối với những người Au-pair từ các quốc gia (được gọi là các nước thứ ba) không thuộc Liên Âu (EU, Vùng kinh tế châu Âu (EWR) hay Thụy Sỹ) cũng như từ tân thành viên Liên Âu Croatia, phải đạt được những điều kiện sau đây:

  • Về nguyên tác, việc sử dụng Au-pair chỉ được phép có được trong các gia đình nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ. Ít nhất một thành viên trưởng thành trong gia đình phải mang quốc tịch Đức hay quốc tịch một quốc gia thuộc Liên Âu/Vùng kinh tế châu Âu hay Thụy Sỹ. Nếu tiếng Đức là ngôn ngữ trong gia đình, việc chấp thuận sẽ được cấp, nếu người làm việc không phải đến từ quốc gia của vợ chồng chủ nhà.
  • Nếu có được quyền tự do đi lại và quyền định cư của Cộng đồng châu Âu đối với người Au-pair hay chủ nhà sống ở Đức, đến từ các quốc gia Liên Âu, một quốc gia thuộc Vùng kinh tế châu Âu hay Thụy Sỹ, điều này phải được lưu ý.

Các công ty giới thiệu Au-pair có trụ sở tại Đức được phép yêu cầu từ những người Au-pair một khoản thù lao tối đa 150 EUR cho việc giới thiệu (bao gồm thuế GTGT theo luật định). Không được phép đòi những khoản tạm ứng cho phần thù lao này. Phần thù lao chỉ được tính khi hợp đồng Au-pair có hiệu lực thi hành. Đối với những người Au-pair đến từ các quốc gia không thuộc Liên Âu/Vùng kinh tế châu Âu (ngoại trừ Thụy Sỹ) cũng như từ tân thành viên Liên Âu Croatia trường hợp này tính từ khi giấy phép cư trú cần thiết cũng như giấy phép lao động Liên Âu cần thiết đã được cấp.

IV.  Những quy định về nhập cảnh, giấy phép cư trú và giấy phép lao động:

  • Au-pair đến từ các quốc gia thứ ba, Au-pair đến từ những nước được gọi là các quốc gia thứ ba cần có một giấy phép cư trú (thị thực/giấy phép cư trú). Giấy phép cư trú phải được đệ đơn xin dưới dạng thị thực trước khi nhập cảnh tại cơ quan đại diện ngoại giao Đức phụ trách (là Đại sứ quán CHLB Đức hay lãnh sự quán phụ trách theo khu vực)*. Điều kiện cho việc cấp thị thực là sự chấp thuận trước đó của Z Thị thực phải được xin trước khi đạt đến 27 tuổi và nên – để tránh những khó khăn – phải được xin kịp thời để giới hạn tuổi này chưa bị vượt qua trước khi có được quyết định của Sở Ngoại kiều.

Sau khi nhập cảnh giấy phép cư trú sẽ được Sở Ngoại kiều phụ trách tại địa phương cung cấp theo đơn xin. Giấy phép này phải được nhận tại Sở Ngoại kiều phụ trách trước khi hết hạn thị thực. Việc sử dụng Au-pair chỉ được phép được thực hiện sau khi được cấp giấy phép cư trú (thị thực/giấy phép cư trú), cho phép rõ việc thực hiện sử dụng Au-pair.

Cho việc nhập cảnh và cho suốt thời gian dự định cư trú cần có hộ chiếu có giá trị của quốc gia nguyên quán.

*     Công dân ca mt s quc gia nht đnh (ví d đến t Úc, Do Thái, Nht, Canada, Hàn Quc, Tân-tây- lan, Hp chúng quc Hoa K) th nhp cnh không cn thị thực. Các bạn vui lòng đến hỏi tại Đại sứ quán Đức hay Lãnh sự quán Đức.

·      Au-pair đến từ tân thành viên Liên Âu Croatia

Công dân Liên Âu không cần có thị thực và không cần có giấy phép cư trú. Để nhập cảnh chỉ cần có thẻ căn cước có giá trị. Tuy nhiên, xin khuyến cáo cũng nên mang theo hộ chiếu (để phòng việc mất căn cước).

Sau khi nhập cảnh và trước khi đủ 27 tuổi phải đến xin giấy phép lao động EU tại Phòng Giấy phép lao động của ZAV phụ trách. Người phụ trách là Phòng Giấy phép lao động của ZAV    phụ    trách    tại    địa    phương    cư    ngụ    của    gia    đình    chủ.    (Xem    tại www.zav.de/arbeitsmarktzulassung)

Chỉ sau khi cấp giấy phép này, việc sử dụng Au-pair mới được thực hiện.

·      Au-pair đến từ các quốc gia thành viên Liên Âu/Vùng kinh tế châu Âu cũng như từ Thụy Sỹ

Với những Au-pair đến từ các quốc gia này không có những giới hạn về giấy phép lao động theo luật định.

V.     Cuối cùng

Xin khuyến cáo, chỉ sử dụng một công ty giới thiệu Au-pair có trách nhiệm hỗ trợ cho các bạn trong suốt thời gian cư trú ví dụ như khi có những khó khăn với gia đình chủ. Nếu không, trong những hoàn cảnh nhất định, các bạn phải tự lo thân một mình ở Đức.

Trong lòng “Gütegemeinschaft Au-pair e.V.“ có những công ty giới thiệu Au-pair cùng kết nối để liên tục kiểm tra hoạt động giới thiệu này. Bên cạnh việc giới thiệu thông qua các công ty kinh doanh môi giới, công việc này còn được các tổ chức tư vấn và giới thiệu của các tôn giáo thực hiện.

Trong những trường hợp khẩn cấp, trước tiên nên thử bắt liên lạc với công ty giới thiệu. Đối với những trường hợp mà không thể làm được điều này, Gütegemeinschaft Au-pair

e.V. sẽ thỏa thuận với mục vụ điện thoại để đưa số điện thoại cho người Au-pair.

Đường dây nóng khẩn cấp: 0800 111 0 111 hay 0800 111 0 222

Số điện thoại này chỉ dành cho cho những cuộc gọi khẩn cấp.

Khi các bạn đã quyết định đến CHLB Đức làm Au-pair, các bạn hãy tiếp cận một cách cởi mở với gia đình chủ và cho họ biết, các bạn mong muốn cùng với họ tìm hiểu những thói quen sinh sống, những tập quán của họ một cách khách quan. Các bạn hãy nỗ lực một cách nghiêm túc và vững chắc cho việc hoàn thiện những kiến thức của cách bạn về tiếng Đức. Các bạn hãy dành thời gian thu thập từ rất nhiều ấn tượng mới và có phần lạ lẫm, đôi lúc khó khăn nhưng cũng rất đẹp, một kinh nghiệm sống đầy giá trị. Như vậy, thời gian cư trú thành công tại Đức không được phép còn trở ngại gì nữa.

Những thông tin trên gần như là đầy đủ cho các bạn học viên và quý phụ huynh đang quan tâm.

Vậy Việt Đức đã chia sẻ rằng ” Au – pair mà là cả một tương lai cho việc học tập – làm việc  – sinh sống lâu dài tại CHLB Đức đang rộng mở.” Vì sao lại thế…. ?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn hoặc đón chờ những bài viết tiếp theo để giải đáp những thắc mắc của bạn nhé.

Xin cám ơn

” Thông tin chia sẻ được phiên dịch bởi: Hà Nguyễn Quốc Hùng – http://ducviet-translation.de/ ”

…………………………………………………………………
VIETDUC Co., Ltd.
Add. in Viet Nam:
857 Ngo Quyen, Son Tra, Da Nang
Tel: +84 236 – 3987 025
Hotline: +84 905 86 55 42
Add. in Germany:
Wilhelmstrasse 62 – 65183 Wiesbaden
Tel: +49 152 – 1042 3936 (Mr. Quang)
Email: info@vietductrade.com